Breaking News

Kinh nghiệm Giao Tiếp Trong Công Việc

Kinh nghiệm Giao Tiếp Trong Công Việc
Kinh nghiệm Giao Tiếp Trong Công Việc, Cách Giao Tiếp Trong Công Việc,Kỹ năng Giao Tiếp Trong Công Việc

Bạn và tôi, chắc hẳn chúng ta đã từng nghe một ai đó nói thao thao bất tuyệt về một điều gì đó, nhưng cuối cùng thì chúng ta không hiểu họ muốn nói về đề tài gì. Vì vậy có thể nói khả năng diễn đạt một cách trôi chảy các ý tưởng, kinh nghiệm, quan điểm trong công việc, cũng như biểu lộ cảm xúc cá nhân sẽ tạo cho bạn có được sự khác biệt trong giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp trong công việc. Việc  diễn  đạt  một  cách ngắn gọn súc tính, không  chỉ  giúp  cho  đồng  nghiệp ghi nhớ được những điều bạn nói mà còn tôn trọng ý kiến của bạn nữa. Nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình, hãy lưu ý năm cách giúp mài sắc kỹ năng giao tiếp trong công việc của bạn.

Giao tiếp trong công việc bạn cần làm nổi bật nội dung chính bằng những câu khái quát, ngắn gọn.

Phong cách giao tiếp của người phương Đông thường mở đầu bằng cách chào hỏi, kính thưa, rồi mới vào đề tài chính. Điều đó làm cho đối phương cảm thấy dài dòng, không tập trung, vì vậy bạn cần xác định nội dung chính khi trao đổi. Bạn có thể sử dụng 5 loại câu hỏi quen thuộc mà các nhà báo thường hay dùng để tóm tắt lại nội dung cuộc nói chuyện:   “Ai?, Việc gì?, Ở đâu?, Khi nào?, Tại sao?”. Ngoài ra bạn có thể luyện tập thói quen giao tiếp ngắn gọn, súc tích bằng cách kể lại cho đồng nghiệp nghe nội dung chính những cuốn sách, chương trình thực tế, hay nội dung những buổi hội thảo mà đã từng tham gia có liên quan đến công việc của họ vào những giờ rảnh rỗi, phù hợp với hoàn cảnh người nghe. Đó cũng là một cách giúp bạn làm quen với việc đi vào thẳng nội dung chính khi trao đổi, bàn bạc, giao tiếp trong công việc.

Cần biết cách chọn ngôn từ chính xác, dễ hiểu khi giao tiếp trong công việc.

Chắc hẳn bạn đã từng được nói chuyện với một người mà họ luôn cố gắng gây ấn tượng với bạn bằng cách giao tiếp với những từ ngữ khó hiểu, cao siêu, quá chuyên môn để chứng tỏ đẳng cấp của bản thân họ. Và bạn chỉ biết đáp lại với thái độ giả vờ như đang lắng nghe như “ừ, rồi sao, à, thì….”. Khi đó cảm giác của bạn như thế nào? Có phải bạn cảm thấy khó chịu, không ấn tượng gì cả và thậm chí là không đánh giá cao họ mà ngược lại có thể xem thường họ không. Nếu bạn đã từng có cảm giác như vậy rồi thì có lẽ bạn cũng biết mình nên làm như thế nào rồi đúng không? Bạn hãy luôn tạo cho mình cách giao tiếp trong công việc thật gần gũi, thân thiện bằng cách sử dụng ngôn từ thật dễ hiểu và chính xác nhé!

Đừng ngại bộc lộ thẳng thắn quan điểm của mình trong suốt thời gian giao tiếp trong công việc với đồng nghiệp.

Khi tranh luận hoặc thảo luận một vấn đề gì đó trong công việc: có thể vấn đề đó liên quan đến cá nhân, hoặc cũng có thể liên quan đến tập thể. Đừng vì đám đông mà bạn lại ngại đưa ra ý kiến, quan điểm của riêng mình, đừng vì sợ mất lòng những người xung quanh, tự ti về bản thân mà bạn lại đưa ra những nhận xét mập mờ đại loại “ý kiến đó trông không tệ lắm”, “ừ, chắc có thể sẽ khá hơn” trong khi thực tế thì hoàn toàn trái ngược “rất tệ”, “đáng thất vọng”. Bạn nên nhớ rằng: Khi giao tiếp bằng tất cả sự chân thành của mình thì có thể lúc đầu người nghe chưa thể đồng tình với quan điểm của bạn nhưng rồi dần dần họ sẽ hiểu ra và sẽ thấy tôn trọng bạn hơn.

Tuyệt đối không dùng những từ ngữ lấp khoảng trống khi giao tiếp trong công việc cùng với đồng nghiệp.

Như thế nào là những từ lấp khoảng trống, từ lấp khoảng trống là những cụm từ liên tục, được dùng đi dùng lại khá nhiều lần, trong cuộc đối thoại của 2 người, chẳng hạn như là: “vậy đấy”, “ừ”, “thì”, “à há”, “được chứ”, “à”,… Cuộc đối thoại mà lập đi lập lại khá nhiều những từ cụm từ vô nghĩa này, thì chắc chắn khi kết thúc cuộc đối thoại, câu trả lời bạn nhận lại từ đối phương cũng sẽ là những cụm từ mang tính chất tương tự “ừ”, “à”, “thì ra là vậy”. Loại bỏ những từ lấp khoảng trống, sẽ giúp cuộc đối thoại, giao tiếp giữa bạn cùng đồng nghiệp rõ ràng và liền mạch hơn, đồng thời thể hiện một tác phong giao tiếp khá chuyên nghiệp. Như vậy, mọi người sẽ đánh giá rất cao khả năng giao tiếp của bạn và tất nhiên, hiệu quả công việc của bạn cũng sẽ được nâng cao.

Bài đăng phổ biến