Breaking News

Kinh Nghiệm Của Người Giao Tiếp Tốt

Kinh Nghiệm Của Người Giao Tiếp Tốt
Kinh Nghiệm Của Người Giao Tiếp Tốt, Bí quyết cuae người giao tiếp tốt, giao tiep tot
Đã bao giờ bạn đặt câu hỏi: “Tại sao lại có những người giao tiếp tốt đến vậy?”
Chắc là không dưới một lần đúng không. Bạn cứ nghĩ đó là khả năng thiên bẩm, mình sẽ không bao giờ được như vậy. Nhưng tất cả những người giao tiếp tốt đều có những bí quyết riêng của họ cộng với sự kiên trì tập luyện không ngừng. Vậy nên, bạn không có gì phải lo lắng hay tự ti về khả năng giao tiếp kém của mình. Hãy cùng chúng tôi khám phá một vài bí quyết giao tiếp nho nhỏ mà những người đi trước đã áp dụng thành công nhé!

Dừng một chút trước khi đưa ra câu trả lời

Một khoảng dừng ngắn (từ 3 đến 5 giây) sẽ mang lại cho bạn cả hai lợi ích sau:

- Thứ nhất, bạn tránh được hành động khiếm nhã là ngắt lời của người đang trò chuyện khi họ chỉ muốn nghỉ lấy hơi một chút trước khi tiếp tục nói.

- Thứ hai, bạn sẽ lắng nghe người đang trò chuyện tốt hơn. Nhờ vậy, những lời nói của họ sẽ ngấm sâu vào tâm trí bạn và bạn sẽ hiểu rõ điều họ đang nói. Với một khoảng dừng ngắn trước khi trả lời, bạn thể hiện mình là một người biết cách giao tiếp và lịch sự.

Khi cần nên đặt câu hỏi

Một cách nữa để trở thành một người giao tiếp tốt là đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề. Đừng bao giờ tự cho mình đã hiểu hết những gì người khác đang nói hay muốn nói. Hãy hỏi: “Bạn có thể nói rõ hơn không?” hay “Ý bạn có phải là A,B,C…?” nếu bạn chưa hiểu rõ điều họ trình bày. Như thế sẽ tạo cho người đối diện cảm giác bạn đang rất quan tâm đến vấn đề mà họ đang trao đổi.

Người trò chuyện với bạn khó lòng mà từ chối những câu hỏi của bạn mà ngược lại họ sẽ nhiệt tình giải đáp thắc mắc vì họ phần nào cảm được sự quan tâm và lòng nhiệt thành của bạn. Dựa vào đó, bạn có thể hỏi tiếp những câu hỏi mở khác và khiến cuộc trò chuyện được tiếp nối một cách liền mạch và trở nên gần gũi, thân mật hơn.

Nhắc lại và ngắn gọn hơn

Bí quyết thứ ba để trở thành một người giao tiếp tốt là nhắc lại lời của người trò chuyện với bạn một cách ngắn gọn hơn và bằng ngôn từ của chính bạn. Sau khi gật đầu và cười, bạn có thể nói: “Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không. Bạn muốn nói là …” Nhắc lại lời người khác nói một cách ngắn gọn hơn thể hiện bạn đang thật sự chú tâm và nỗ lực để hiểu ý nghĩ hay cảm xúc của họ.

Luôn luôn lắng nghe

  • Sở dĩ lắng nghe là một công cụ hữu hiệu trong việc phát triển kỹ năng và  nghệ thuật giao tiếpvì  nó giúp  bạn  xây dựng  lòng  tin. Bạn càng lắng  nghe  người  khác  chăm  chú,  người  ta càng  tin  tưởng  bạn  hơn. Ngoài  ra, lắng nghe cũng  góp  phần  làm  người  đối  diện  cảm  thấy được  tôn  trọng  hơn. Ngoài ra có một thông tin khá thú vị: Lắng nghe giúp rèn luyện tính kỷ luật của con người. 
  • Do tốc độ nói có thể đạt tới 100 – 150 từ/1 phút nên bạn sẽ phải nỗ lực nhiều mới có thể duy trì sự tập trung khi lắng nghe những lời người khác nói. Nếu bạn không luyện tính kỷ luật trong giao tiếp, trí óc của bạn sẽ nhanh chóng “phiêu du” khắp nơi. Rèn luyện kỹ năng lắng nghe chính là một cách khá hay để giúp bạn phát triển tính cách và nhân cách của chính bạn.

Bài tập dành cho bạn

Đây là hai bài tập bạn có thể thực hiện ngay để luyện kỹ năng giao tiếp:

- Đầu tiên, hãy tập thói quen luôn dừng 3 đến 5 giây sau khi nghe người khác nói rồi hãy trả lời.

- Thứ hai, hãy luôn đặt câu hỏi nếu bạn chưa hiểu rõ những điều mọi người nói. Việc này sẽ giúp bạn lắng nghe và thấu hiểu họ tốt hơn.

Chúc các bạn thành công trong giao tiếp!
Sưu tầm bởi: Ngọc Hà's Blog

Bài đăng phổ biến